Anh Trần Xuân Ngọc – một thanh niên chăm chỉ đến từ vùng đất Bù Đốp – Bình Phước, với ước mơ là đưa nông sản địa phương (cà phê ) đến với mọi người, với quyết tâm cao anh Ngọc với các hộ trồng cà phê ở địa phương đã thành lập hợp tác xã cà phê nguyên chất Bù Đốp, hiện có 7 thành viên với tổng diện tích vườn khoảng 10 ha, canh tác hữu cơ với mục tiêu hình thành thương hiệu cà phê sạch, cà phê nguyên chất Bù Đốp. Dựa trên chất đất địa phương, được sự tư vấn của giới chuyên môn, HTX tập trung khai thác cà phê robusta với hạt nhỏ, mùi thơm dịu. Điểm nhấn xây dựng thương hiệu cà phê nguyên chất Bù Đốp chính là việc các thành viên HTX được quán triệt chỉ thu hoạch khi cà phê chín rộ, hạn chế tối đa thu hoạch lúc còn xanh để chất lượng đồng đều, đảm bảo hương vị.
HTX cà phê nguyên chất Bù Đốp đang xây dựng hệ sinh thái của riêng mình; hướng dẫn thành viên canh tác hữu cơ, xây dựng quy trình thu hoạch, rang, sấy… để giao đến tận tay khách hàng sản phẩm có công thức riêng biệt.
Năm 2023 anh Nguyễn Xuân Ngọc đã tham gia cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Bình Phước lần 2 dự án Cà phê đặc sản, cà phê sạch cho cuộc sống xanh - nuôi cá koi ao bùn của anh Ngọc đã đoạt giải khuyến khích. Đây cũng là tiền đề để anh tiếp tục phát triển sản phẩm của mình ngày càng hoàn thiện hơn, anh Ngọc cho biết HTX đang quyết tâm đưa sản phẩm cà phê nguyên chất Bù Đốp không chỉ chiếm lĩnh thị phần trong tỉnh mà còn phát triển ra ngoài tỉnh. Vì vậy, HTX tập trung xây dựng thương hiệu, chứng minh sản phẩm cà phê của mình là hữu cơ và tốt cho người tiêu dùng, rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, hoàn thiện quy trình chế biến cùng các chứng nhận đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Xuân Vũ - Trung tâm KHCN&CĐS
Xuân Vũ – Trung tâm KHCN&CĐS
Thầy Nguyễn Trung Tuấn đang giới thiệu vườn tre của mình cho khách tham quan
Hiện nay, hàng trăm hộ dân ở tỉnh Bình Phước gắn bó với mô hình trồng tre. Hộ trồng ít khoảng 1 ha, hộ trồng nhiều lên đến hàng chục hécta. Đầu tư trồng tre không tốn nhiều chi phí, mỗi hécta chỉ gần 01 triệu đồng tiền giống. Sau 18 tháng trồng sẽ cho thu hoạch măng. Kỹ thuật trồng cũng đơn giản, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Chỉ cần đủ nước tưới vào mùa khô là cây phát triển tốt và tre hiếm khi bị sâu bệnh phá hoại. Nông dân trồng chủ yếu các loại tre điền trúc, mạnh tông để lấy măng. Đây là những giống tre năng suất cao, mỗi năm 1 ha có thể cho thu hoạch hàng chục tấn măng tươi.
Dự án "Trà lá tre" của tác giả Nguyễn Trung Tuấn đã đạt giải nhì trong cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Phước lần thứ 2
Sau khi nghỉ hưu thầy giáo Nguyễn Trung Tuấn đã thấy tiềm năng kinh tế của cây tre đối với bà con nông dân, thấy đã mạnh dạn tham gia cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Phước lần thứ 2
Dự án "Trà lá tre" của tác giả Nguyễn Trung Tuấn đã đạt giải nhì trong cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Phước lần thứ 2. Cuộc thi này được tổ chức nhằm khuyến khích và tôn vinh những ý tưởng sáng tạo, mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Dự án "Trà lá tre" của tác giả Nguyễn Trung Tuấn, đến từ huyện Hớn Quản, đã được đánh giá cao bởi tính độc đáo và tiềm năng phát triển. Hiện trà lá tre có tiềm năng phát triển rất lớn. Sản phẩm có thể bán ra thị trường như các loại trà thông thường giúp cung cấp dinh dưỡng, khoáng chất cho cơ thể, từ đó hướng đến phát triển thực phẩm chức năng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Đồng thời phát triển các sản phẩm nội địa hóa, sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, nâng tầm giá trị cho cây tre Việt Nam nói chung và Bình Phước nói riêng
Xuân Vũ - Trung tâm KHCN&CĐS
Ngành điều ở Bình Phước là một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và được xem là "thủ phủ" hạt điều của Việt Nam. Bình Phước có diện tích trồng điều lớn nhất cả nước, chiếm gần 50% diện tích trồng điều cả nước và có nhiều cơ sở chế biến hạt điều, tạo ra nhiều việc làm cho người dân.
Bình Phước có diện tích trồng điều lớn, chiếm gần 50% tổng diện tích trồng điều của cả nước.
Tỉnh có hơn 1.400 cơ sở chế biến hạt điều, là số lượng lớn nhất cả nước.
Ngành điều đóng góp từ 27-45% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh mỗi năm.
Hạt điều Bình Phước đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, tạo nên thương hiệu khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngành điều được coi là ngành công nghiệp chủ lực và thế mạnh của tỉnh, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
Anh Lương Văn Hậu đang giới thiệu các sản phẩm của mình (ảnh TTXVN)
Hiện nay nguồn phụ phẩm trong ngành điều rất nhiều , đặc biệt là thịt quả điều, hầu hết được bỏ lại sau khi thu hoạch ít được sử dụng, nắm bắt đc tình hình trên anh Lương Văn Hậu với dự án “Phân trùn điều hữu cơ vi sinh” sản phẩm phân trùn điều ra đời góp phần tận dụng phủ phẩm của ngành điều là quả thải sau khi thu hoạch hạt điều, góp phần bảo vệ môi trường, tăng thu nhập tạo dựng hướng đi mới sáng tạo cho chăn nuôi giun bằng các phụ phẩm hữu cơ, hiện tại phân trùn quế của anh hậu đã được cung cấp cho các hộ nông dân ở địa phương và các tỉnh khác trong nước. với phương pháp trên anh hậu đã cố gắng Phát triển chuỗi giá trị gia tăng trong ngành chế biến điều, nâng cao năng suất và chất lượng, mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng thương hiệu mạnh cho hạt điều Bình Phước.
Thời gian tới Anh Hậu Tiếp tục xây dựng và quảng bá thương hiệu “Phân trùn điều hữu cơ vi sinh” từ phụ phẩm ngành điều để tạo sự khác biệt và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Xuân Vũ - Trung tâm KHCN&CĐS
TP HCMKhi ông Đinh Doãn Phi Hải đặt bút ký bán khu xưởng 2.400 m2 ở huyện Củ Chi để khởi nghiệp, mọi người gọi ông là 'liều và gàn'.