Startup Bình Phước
"
Image Slider

Các chuyên gia đề xuất cơ chế sandbox đối với mô hình kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo trong bối cảnh pháp luật hiện hành chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ.

Ý kiến được nêu tại hội thảo Xây dựng cơ chế thí điểm, thử nghiệm và đặc thù đối với các loại hình, mô hình kinh tế mới dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sáng 8/12.

TS Chu Thị Hoa, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp cho biết, sandbox là mô hình linh hoạt và cách tiếp cận mới, đáp ứng sự phát triển và nhu cầu đổi mới sáng tạo của các startup lĩnh vực kinh tế chia sẻ trong bối cảnh pháp luật hiện hành chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ.

Bà dẫn ví dụ tại Việt Nam, loại hình kinh tế chia sẻ thể hiện ở lĩnh vực vận tải như Grab từ một ứng dụng taxi công nghệ đã mở rộng sang dịch vụ giao hàng nhanh, ship đồ ăn. Một số loại hình khác cũng hiện diện như dịch vụ lưu trú Airbnb, Travelmob hay chia sẻ không gian làm việc. Sự xuất hiện mối quan hệ tam giác giữa ba bên gồm doanh nghiệp cung cấp nền tảng số, người cung cấp dịch vụ và khách hàng, phát sinh nhiều vấn đề pháp lý liên quan. Lúc này, sandbox được xem như lời giải cho các bài toán pháp lý đặt ra.

TS Chu Thị Hoa phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Xuân Bình

TS Chu Thị Hoa phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Xuân Bình

Sandbox là khung pháp lý thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế, cho phép doanh nghiệp triển khai và ứng dụng các công nghệ mới, thử nghiệm hoạt động kinh doanh mới, có tính chất đổi mới sáng tạo trong phạm vi và thời gian xác định, dưới sự giám sát của các nhà quản lý để đánh giá, kiểm nghiệm và điều chỉnh trước khi trở thành chính sách chung.

Theo bà, trước những vấn đề "quản không được" hoặc hoặc chưa hiểu rõ, việc áp dụng cơ chế sandbox là lựa chọn mà nhiều quốc gia đã thực hiện. Tuy nhiên việc áp dụng cơ chế này cho lĩnh vực nào và trong điều kiện nào phải được phân tích từng tình huống chính sách cụ thể.

TS Hoa nhìn nhận, mỗi lĩnh vực cũng cần một sandbox riêng biệt bởi không có một công thức chung cho mọi lĩnh vực. Cần đặt ra giới hạn về đối tượng áp dụng, thiết lập quy định của khung pháp lý thử nghiệm theo hướng mở, linh hoạt để nhanh chóng điều chỉnh. Theo bà, Việt Nam cần khung pháp lý về sandbox, khung pháp lý thí điểm sandbox không áp dụng đại trà, mà chỉ dành cho một số ít các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đáp ứng đủ các điều kiện đặt ra.

Ông Trần Thế Trung, Giám đốc FPT Smart Cloud, đề xuất chính sách đặc thù cho mô hình AI Lab. Đây là mô hình phát triển và vận hành thử nghiệm công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ứng dụng xây dựng hệ thống giao tiếp nhân viên với khách hàng. Song ông Trung cho biết, nhiều doanh nghiệp ngại áp dụng mô hình cloud do cạnh tranh tranh quốc tế và chủ quyền công nghệ, cùng với rào cản chính sách. Do đó, ông đề xuất có chính sách đặc thù để sản phẩm AI Lab triển khai trên các đơn vị Việt Nam, trên hạ tầng tại lãnh thổ Việt Nam.

Ông Trần Thế Trung, Giám đốc FPT Smart Cloud, chia sẻ chính sách đặc thù mô hình AI Lab. Ảnh: Xuân Bình

Ông Trần Thế Trung, Giám đốc FPT Smart Cloud, chia sẻ chính sách đặc thù mô hình AI Lab. Ảnh: Xuân Bình

Chia sẻ kinh nghiệm từ Thái Lan, bà Nirada Werasopon, Văn phòng Hội đồng chính sách quốc gia về đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo Thái Lan (NXPO) ủng hộ việc xây dựng cơ chế thử nghiệm. Thái Lan từng phát triển mô hình dựa trên công nghệ sinh học, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh. Cụ thể, dựa trên nguồn tài nguyên sinh học có thể tái tạo và chuyển đổi thành thành sản phẩm có giá trị gia tăng. Kinh tế tuần hoàn với mục đích tối đa hóa nguồn tài nguyên có hạn, trong khi kinh tế xanh giúp giữ vững phát triển xã hội môi trường.

Bà cho biết có 13 cơ chế chính thực hiện, trong đó nổi bật với hỗ trợ chuyển đổi nông nghiệp sản phẩm địa phương, đảm bảo an toàn thực phẩm. Việc áp dụng yếu tố kỹ thuật xanh đảm bảo bền vững hàng hóa dịch vụ, tạo hành lang nâng cao tiêu chuẩn dịch vụ, hỗ trợ startup, ý tưởng khởi nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm chuyển giao công nghệ hoạt động.

Các đại biểu tham dự hội thảo sáng 8/12. Ảnh: Xuân Bình

Các đại biểu tham dự hội thảo sáng 8/12. Ảnh: Xuân Bình

Mô hình thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, chính sách thí điểm cho một số lĩnh vực kinh doanh ứng dụng máy bay không người lái tại Việt Nam hay phát triển kinh tế trang trại ứng dụng chuyển đổi số cũng được các đại biểu nêu.

Các ý kiến cho rằng cần thiết có mô hình thử nghiệm, trong đó cách ứng xử với mô hình đó ở mỗi quốc gia là khác nhau, cần học hỏi và tham khảo để áp dụng phù hợp với Việt Nam. Hiện chưa có hành lang pháp lý cho sandbox. Bản chất xây dựng cơ chế thí điểm dựa trên đổi mới sáng tạo đặc thù, phù hợp đặc tính riêng của từng lĩnh vực, do đó cần nghiên cứu tránh các vấn đề phát sinh vượt tầm kiểm soát hay miễn trừ rủi ro như thế nào, xử lý vấn đề phát sinh ra sao.

Như Quỳnh

Khởi nghiệp luôn là chủ đề được rất nhiều người trẻ quan tâm và lên kế hoạch để chuẩn bị cho tương lai. Thế nhưng, khởi nghiệp chưa bao giờ là bài toán dễ giải. Bạn sẽ phải tự lên kế hoạch, tư kinh doanh và quản lý tất cả. Vậy khởi nghiệp cần kỹ năng gì? Đâu sẽ là xu hướng của năm 2023? Hãy cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu sâu hơn qua nội dung dưới đây. 

Các nhà khởi nghiệp thường mắc phải nhiều sai lầm khiến họ thất bại hoặc chậm phát triển. Hãy rút kinh nghiệm từ 18 sai lầm thường mắc phải được Founders and Funders tổng hợp dưới đây nhé

Đại diện BAEMIN, ELSA Speak... chia sẻ cách công nghệ và kỹ thuật số giúp công ty phục hồi và phát triển sau Covid-19 tại diễn đàn khởi nghiệp kinh doanh của RMIT.

Tọa đàm "Back & Bounce" (Trở về và Vĩ đại) tổ chức tối 3/6 có sự tham dự của nhiều diễn giả uy tín gồm doanh nhân Lê Hoàng Diệp Thảo, Founder & CEO TNI King Coffee; doanh nhân Đặng Văn Thành - Nguyên Chủ tịch Sacombank, nay là Chủ tịch Tập đoàn TTC; doanh nhân Nguyễn Đình Tùng - CEO Ngân hàng Phương Đông OCB.

Chương trình đào tạo khởi nghiệp căn bản về khởi nghiệp 

Trên thực tế, đã có những số liệu chứng minh thực tế rằng tỷ lệ thất bại của người nghèo khởi nghiệp thường cao hơn, mà phần lớn thì đều là bởi họ không biết đường hoặc không đủ lý trí, tỉnh táo để tránh xa 3 kiểu kinh doanh và 3 kiểu buôn bán này.

(Startup) - Hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) đều phải trải qua quá trình gọi vốn (funding) từ nhà đầu tư để phát triển sản phẩm. Quá trình gọi vốn thường diễn ra qua nhiều vòng khác nhau và trước mỗi vòng cấp vốn, giá trị doanh nghiệp sẽ được định giá lại.

(Startup) - Không ít cá nhân Việt Nam đã có thành công bước đầu với “khởi nghiệp”, trở thành nguồn cảm hứng cho những ý tưởng táo bạo cho những ai muốn dấn thân vào hoạt động kinh doanh đầy thách thức này . Vậy “khởi nghiệp” (startup) và một “doanh nghiệp nhỏ” có gì khác nhau?

(Startup) Tinh thần "Quốc gia Khởi nghiệp" là nếu được thúc đẩy đúng đắn sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế nước nhà.
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn (CLB DSNG) cùng trưởng đoàn anh Phan Công Chính- phó chủ tịch CLB DNSG phối hợp với Tỉnh Đoàn và Sở Giáo Dục Bình Phước triển khai Chương trình Khởi Nghiệp chia sẻ tại 10 trường THPT và Cao Đẳng: với chủ đề “Khởi nghiệp- cần chuẩn bị những gì?”. Hoạt động ý nghĩa này nhận được sự ủng hộ của đông đảo các em học sinh, sinh viên, giáo viên và các bậc phụ huynh học sinh

Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, trong những năm vừa qua số lượng doanh nghiệp thành lập mới ngày càng tăng. Tuy nhiên, số doanh nghiệp khởi nghiệp thành công và doanh nghiệp startup gọi được vốn đầu tư từ những quỹ đầu tư chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0.1% tổng số doanh nghiệp khởi nghiệp.

Những phương pháp giúp startup giảm chi phí tối đa khi khởi nghiệp như mua thiết bị văn phòng hợp lý, không ồ ạt tuyển người, ghi chép mọi giao dịch

Trên thực tế, nhiều startup thất bại vì nghĩ người khác làm được mình cũng làm được, hoặc chạy theo xu hướng đám đông và thị trường trong khi chưa định vị được năng lực bản thân. Nếu khởi nghiệp bằng cách ăn cắp ý tưởng, làm theo người khác mà không có thế mạnh riêng, ý tưởng sáng tạo khác biệt thì chắc chắn rất khó thành công.