Phân biệt khởi nghiệp với startup
Khởi nghiệp là gì?
Khởi nghiệp có thể hiểu là việc một cá nhân hay một nhóm người bắt đầu xây dựng một mô hình kinh doanh riêng. Đây là quá trình tạo ra và phát triển một doanh nghiệp mới hoặc sáng tạo một sản phẩm/dịch vụ mới. Khởi nghiệp là một quá trình đầy thách thức, bởi vì nó yêu cầu sự tự tin, sáng tạo và sự quản lý tốt của những người khởi nghiệp để tạo ra một công ty thành công.
Khởi nghiệp có thể gồm nhiều giai đoạn, như từ việc lên ý tưởng, thực hiện ý tưởng và duy trì, phát triển doanh nghiệp của mình.
Startup là gì?
Trong từ điển Cambridge, thuật ngữ “Startup” được giải nghĩa là bắt đầu một doanh nghiệp mới hoặc hoạt động liên quan đến việc bắt đầu một doanh nghiệp mới. Đơn giản hơn, Startup là khởi nghiệp, là việc một cá nhân hoặc một nhóm người có tầm nhìn đồng nhất về một ý tưởng cùng nhau hoạt động bắt đầu kinh doanh.
Không có một định nghĩa pháp lý chính thức cho thuật ngữ này, nhưng theo Nghị định 94 năm 2020 điều 3 khoản 1, 2 khẳng định rằng: “Cá nhân khởi nghiệp sáng tạo là người hoạt động nghiên cứu, phát triển ý tưởng và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, dựa trên việc sử dụng tài sản trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới, và có khả năng tăng trưởng nhanh”.
Vậy, từ khái niệm, có thể hiểu doanh nghiệp Startup là doanh nghiệp có ba đặc điểm gồm:
- Có ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo.
- Hoạt động dựa trên ý tưởng đó.
- Có giấy tờ chứng minh thành lập theo quy định pháp luật và có khả năng tăng trưởng.
Khởi nghiệp có phải Startup?
Từ khái niệm, có thể thấy, khởi nghiệp là quá trình bắt đầu xây dựng và phát triển sự nghiệp, trong khi startup là một hình thức của việc khởi nghiệp. Như vậy, Startup có thể là khởi nghiệp nhưng khởi nghiệp thì chưa chắc đã là Startup. Tuy nhiên, 2 hình thức này đều giống nhau ở việc bắt đầu bằng yếu tố “con người”.
Để lựa chọn được hình thức khởi nghiệp thành công, bạn cần phân biệt được 2 khái niệm này, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp nhất.
Khởi nghiệp cần chuẩn bị gì?
Xác định mục tiêu
Trước hết, bạn phải xác định được mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt đến. Mục tiêu sẽ được chia thành các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu dài hạn có thể kể đến như vị trí của thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường, mục đích kinh doanh trong 10, 15 năm của doanh nghiệp. Mục tiêu ngắn hạn có thể là số lượng nhân sự, số lợi nhuận trong năm.
Hầu hết tất cả các Startup đều có mục tiêu là trở thành một doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, sẽ có những Startup có thể đạt được mục tiêu này trong vòng 3 đến 5 năm, nhưng cũng có những công ty vẫn còn giữ trạng thái này trong một thời gian dài hơn. Để khởi nghiệp hiệu quả, bạn cần xác định mục tiêu để lên kế hoạch, thời gian thực hiện cụ thể. Từ đó có động lực và quyết tâm để đạt được mục tiêu đó.
Kiến thức chuyên môn cao
Để thành công trong kinh doanh, bạn cần có một nền tảng chuyên môn tốt. Việc đánh giá rủi ro, phân tích khách hàng, phân tích thị trường, lên kế hoạch hoạt động, chiến lược kinh doanh, quản lý nhân sự, nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ,… không thể làm được trong vòng một hai ngày.
Đây là quá trình tích lũy kinh nghiệm. Vì vậy khởi nghiệp không chỉ là việc bắt đầu ý tưởng mà còn cần cả quá trình chuẩn bị, thực hiện và sửa sai trong suốt quá trình hoạt động.
Tư duy sáng tạo
Một yếu tố quan trọng không kém khi bắt đầu một doanh nghiệp là sở hữu những ý tưởng sáng tạo, mới mẻ. Bất cứ ai cũng có thể sản xuất ra ý tưởng, nhưng sự khác biệt giữa người bình thường và người khởi nghiệp là họ sử dụng ý tưởng đó cho hoạt động kinh doanh với mục đích kiếm lợi.
Sự sáng tạo sẽ khiến cho chúng ta trở nên hoàn toàn khác biệt so với đối thủ. Dù đối thủ cũng kinh doanh cùng dịch vụ hoặc sản phẩm nhưng với sự sáng tạo, chúng ta sẽ tạo ra cách để thu hút khách hàng đến sản phẩm và dịch vụ mình hơn. Từ đó, chúng ta có thể xác định nhu cầu của khách hàng, thiết lập kế hoạch kinh doanh phù hợp và tận dụng lợi thế cạnh tranh tối đa.
Tìm kiếm nguồn vốn
Vốn là yếu tố vô cùng quan trọng để điều hành hoạt động kinh doanh. Bạn không thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh mà không có vốn. Kế hoạch huy động và tìm kiếm nguồn vốn là một bước quan trọng để giúp công ty tồn tại và phát triển trong giai đoạn đầu tiên. Bạn có thể tự chuẩn bị vốn hoặc huy động vốn từ các nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capitals) hay nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor).
Xây dựng đội ngũ nhân sự và quy trình hoạt động
Sau khi hoàn thành kế hoạch và đã được xác nhận là có khả năng thực hiện, bước tiếp theo là tìm kiếm những người đồng hành để cùng thực hiện ý tưởng của bạn. Việc này tùy thuộc vào trình độ cá nhân, hãy tìm kiếm những người có kinh nghiệm và có thể giúp bạn quản lý, quảng bá thương hiệu hiệu quả.
Đồng hành cùng những người giỏi sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm và có thể đi đường dài. Hãy cùng nhau xây dựng công ty và phát triển nó ngày càng tốt hơn.
Kiên trì, bền bỉ
Không phải bất cứ doanh nghiệp khởi nghiệp hay dự án kinh doanh nào cũng sẽ thành công. Tuy nhiên, có rất nhiều người đã giành được thành công do sự cố gắng, bền bỉ. Sau những lần thất bại, bạn có thể tích lũy nhiều kinh nghiệm và sửa đổi các sai lầm, phát huy các điểm mạnh.
Khi bắt đầu, chúng ta không biết chính xác dự án của chúng ta có thể thành công hay không. Bạn chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm và tối ưu phương pháp theo tình hình thực tế. Nếu bạn dễ bị áp lực và sợ thất bại, thì rất khó để tồn tại trên thị trường kinh doanh đầy thách thức này.
06 Giai đoạn khởi nghiệp quan trọng cần lưu ý
Giai đoạn 1 – Tư duy và nghiên cứu
Những cá nhân khi bắt tay khởi nghiệp đều có những ý tưởng riêng của họ. Tuy nhiên, để biến ý tưởng đó thành hiện thực hoặc thậm chí là phù hợp với nhu cầu thực tế của đại đa số khách hàng thì không phải chuyện dễ dàng.
Vậy nên, trước khi bắt tay khởi nghiệp, bạn nên nghiên cứu đối tượng mục tiêu cho sản phẩm của riêng mình lẫn sự phù hợp, tính khả thi đối với sản phẩm bạn sẽ cung cấp ra thị trường.
Giai đoạn 2 – Cam kết
Đây là giai đoạn đem nghiên cứu của bạn chuyển sang thực tế. Bạn cần tạo ra một cuộc thử nghiệm để rút kinh nghiệm, xây dựng quy trình và tạo nên một nhóm. Cùng với đó, bạn cần tiếp tục sửa đổi mô hình kinh doanh của mình sao cho khả thi và có thể đi vào hoạt động.
Giai đoạn 3 – Lực kéo
Đây là thời điểm bạn bắt đầu giới thiệu sản phẩm của mình và tìm kiếm khách hàng đầu tiên. Đồng thời cũng là lúc bạn nên kiểm tra xem công ty của mình có phù hợp với thị trường hay không.
Theo Varshney, trước khi công ty phát triển, hầu hết các doanh nghiệp sẽ nhầm lẫn giữa sức mạnh kéo giãn tăng trưởng. Trong giai đoạn này, hãy tập trung vào việc xây dựng cơ sở khách hàng và kiểm tra xem đối tượng mà bạn hướng tới có phù hợp với thị trường sản phẩm mà bạn đã nghiên cứu trước đó.
Giai đoạn 4 – Hoàn thiện
Đây thường là năm thứ hai trong quá trình khởi nghiệp của bạn, lúc này doanh nghiệp sẽ tiếp tục nhận đánh giá và phản hồi từ người dùng đầu tiên và sử dụng những thông tin đó để tiếp tục cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Hãy đặt nền tảng cho sự trao đổi và hợp tác với khách hàng để cải thiện trải nghiệm của họ với sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
Bạn cũng cần tập trung vào việc tối ưu hóa các yếu tố của sản phẩm để tạo lợi cho khách hàng và xây dựng uy tín với họ. Những giao dịch đầu tiên của bạn với người sử dụng sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp xây dựng sự tin tưởng và lòng tin của họ với bạn. Hãy xem xét các quy trình của mình và tìm cách sắp xếp hoặc cắt bỏ những phần không cần thiết để tăng hiệu suất sản phẩm.
Giai đoạn 5 – Mở rộng quy mô
Giai đoạn tiếp theo của một công ty khởi nghiệp là mở rộng quy mô hoặc mở rộng phạm vi khách hàng của mình. Giai đoạn này có thể kéo dài từ năm thứ 2 đến thứ 3 hoặc kéo dài hơn. Bạn sẽ phải lặp lại việc hoạt động và đưa các quy trình vào vị trí để tìm ra giải pháp tối ưu.
Tiếp theo, cần tối xây dựng chiến lược để thu hút khách hàng một cách hiệu quả, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Đây cũng là giai đoạn bạn cần xây dựng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho công việc.
Giai đoạn 6 – Chính thức đi vào hoạt động
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp của bạn đã trở thành một doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động ổn định và không còn là một doanh nghiệp mới thành lập. Giai đoạn này có thể bắt đầu từ năm thứ 4 hoặc lâu hơn, lúc này, bạn đã có một nền tảng ổn định được xây dựng từ những năm trước. Vì thế, tốc độ tăng trưởng sẽ dần ổn định, không còn tăng mạnh mẽ, ồ ạt như khi vừa mở rộng quy mô.
Lúc này, hãy tập trung vào việc gia tăng niềm tin và thu hút những khách hàng trung thành. Đồng thời, thử nghiệm, điều chỉnh các chiến lược tiếp thị và phát triển thêm những ưu điểm mạnh của doanh nghiệp.
Khám phá xu hướng khởi nghiệp của năm 2023
Sàn thương mại điện tử
Sử dụng sàn thương mại điện tử để bán hàng trực tuyến là một giải pháp tốt cho những người muốn khởi nghiệp.
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, người tiêu dùng hiện đang có xu hướng mua sắm trực tuyến để tiết kiệm thời gian vài công sức. Họ có thể mua hàng, tìm kiếm thông tin sản phẩm mọi lúc mọi nơi từ chính máy tính hoặc điện thoại của họ. Bạn chỉ cần quản lý, chăm sóc kỹ cửa hàng trực tuyến của mình và chờ đón khách hàng đến “thăm”. Công ty cũng nên quan tâm đến việc marketing và sẵn sàng đối mặt với các thay đổi của thị trường.
Kinh doanh online
Ở thời đại phát triển công nghệ 4.0 như hiện này, kinh doanh trực tuyến là một trong những hình thức kinh doanh có tiềm năng và phù hợp cho các công ty startup. Với việc sử dụng sức mạnh của các mạng xã hội như Facebook, Telegram, Tik Tok…,kinh doanh online đang thu hút một số lượng lớn khách hàng mỗi ngày.
Qua các kênh này, bạn có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng mà không bị hạn chế về thời gian và không gian so với kinh doanh truyền thống. Ngoài ra, với kinh doanh trực tuyến, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí cho thuê nhà, nhân công và có thể tiếp cận đến nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
Nhượng quyền kinh doanh
Mô hình khởi nghiệp bằng nhượng quyền kinh doanh xuất hiện trong vài năm gần đây. Đây là hình thức bạn sẽ nhận công nghệ chuyển giao, mua bán sản phẩm, dịch vụ từ những doanh nghiệp lớn để bắt đầu việc kinh doanh của mình.
Nhượng quyền được đánh giá là một trong những mô hình kinh doanh hiệu quả vì doanh nghiệp có thể sử dụng các lợi thế như phủ sóng thương hiệu, cơ cấu tổ chức. Đồng thời, sử dụng nguồn hàng của thương hiệu nhượng quyền.
Affiliate Marketing
Affiliate Marketing hay còn gọi là tiếp thị liên kết là mô hình kinh doanh khá mới mẻ. Cụ thể, bạn sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác thông qua một đường. Khi một khách hàng mua sản phẩm qua liên kết này, bạn sẽ nhận được một phần hoa hồng, trả cho sự giới thiệu của bạn.
Mô hình này tương tự như môi giới truyền thống, nhưng tối ưu hơn với việc thực hiện giao dịch trực tuyến qua các liên kết. Đây là mô hình kinh doanh ít tốn vốn và có rất nhiều cơ hội phát triển.
Chăm sóc thú cưng
Những chú chó, mèo đang là người bạn thân thiết của nhiều gia đình. Vì thế, nhu cầu làm đẹp, chăm sóc cho thú cưng cũng đang tăng lên nhanh chóng. Đây là một thị trường mới, một “mảnh đất màu mỡ” mà nhiều người hướng đến trong năm 2023.
Bạn không nhất thiết phải mở một cửa hàng chăm sóc thú cưng ở mặt đường hay ở các con phố lớn, sầm uất. Thay vào đó, hãy chọn những con phố nhỏ, yên tĩnh, có vị trí để xe rộng rãi để giúp thú cưng và khách hàng cảm thấy thoải mái.
Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc tỉa lông, chăm sóc thú cưng, bạn có thể bắt đầu với một cửa hàng bán phụ kiện, thức ăn cho chó mèo… Sau đó, hãy dần mở rộng quy mô, đa dạng dịch vụ để thu hút các đối tượng khách hàng.
Xác định chi phí cơ hội của khởi nghiệp
Chi phí cơ hội biểu hiện những lợi ích mà bạn có thể mất khi chọn một phương án này thay vì phương án khác. Nó không chỉ tính bằng tiền mà còn bao gồm công sức, thời gian và các tài nguyên khác mà bạn đã bỏ ra.
Chi phí cơ hội là một yếu tố rất quan trọng cho các doanh nghiệp kinh doanh và các cá nhân. Trong các tình huống cần lựa chọn giữa nhiều phương án giới hạn về tài nguyên. Việc xác định chi phí cơ hội, suy xét kỹ lưỡng về các phương án là rất cần thiết. Chi phí cơ hội giúp chúng ta so sánh những điều được và mất, từ đó quyết định cách sử dụng tài nguyên hiệu quả nhất.
Mục tiêu của mọi doanh nghiệp là có hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, họ sẽ sử dụng tối đa tất cả nguồn lực mà họ có. Tuy nhiên, không có nguồn lực nào là vô hạn. Chi phí cơ hội là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả.
Những nhà quản trị thông minh là người biết cách sử dụng mọi thứ một cách hợp lý, đảm bảo lợi cho mình và tối thiểu hóa chi phí cơ hội.
Ta có công thức xác định chi phí cơ hội khởi nghiệp như sau:
Để rõ hơn về chi phí cơ hội, ta có ví dụ cụ thể như sau:
- TH1: Bạn có ý định khởi nghiệp kinh doanh sắt thép với lợi nhuận dự đoán thu về là 20 triệu/tháng.
- TH2: Bạn sẽ làm việc cho công ty kinh doanh sắt thép với mức lương 25 triệu/tháng
Nếu bạn lựa chọn kinh doanh sắt thép thì sẽ có chi phí cơ hội như sau:
OC = FO – CO = 25 – 20 = 5 triệu
Chi phí bạn sẽ phải đánh đổi nếu quyết định kinh doanh và không làm việc cho công ty sắt thép là 5 triệu đồng/tháng. Con số này sẽ giúp bạn có thêm căn cứ để suy nghĩ, quyết định xem mình muốn nhận mức lương 25 triệu đồng hay khởi nghiệp bằng cách kinh doanh sắt thép.
Trên đây là các thông tin cơ bản về việc khởi nghiệp. Ngoài hiểu biết những kiến thức cơ bản, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng để việc kinh doanh hiệu quả và thành công, đồng thời, rút kinh nghiệm khởi nghiệp cho riêng mình. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được những thông tin, ý tưởng để chuẩn bị, xác định mô hình và chiến lược kinh doanh phù hợp cho bản thân.