Hội đồng KHCN và Đổi mới sáng tạo Quốc gia phải là nơi tạo ra cơ chế Sandbox? Startup Bình Phước
"
Image Slider
Tin tức & Sự kiện Hội đồng KHCN và Đổi mới sáng tạo Quốc gia phải là nơi tạo ra cơ chế Sandbox?

Chi phí cho việc sửa đổi luật rồi mới áp dụng cao hơn nhiều cái giá phải trả cho Sandbox nếu thất bại, còn thành công thì là nguồn lực đột phá cho phát triển hiện đại

Chi phí cho việc sửa đổi luật rồi mới áp dụng cao hơn nhiều cái giá phải trả cho Sandbox nếu thất bại, còn thành công thì là nguồn lực đột phá cho phát triển hiện đại

Năm 2016, lần đầu tiên cơ chế thử nghiêm được giới thiệu ở Vương Quốc Anh, sau đó lan toả sang nhiều quốc gia như Pháp, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Singapore, Hàn Quốc… đến năm 2020, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy hơn 60, quốc gia đã và đang áp dụng cơ chế thử nghiệm và có 73 loại cơ chế thử nghiệm cho các công ty về phát triển công nghệ giao thông, năng lượng, tài chính (Fintech) và cả Sandbox cho Sandbox. Ở Hàn quốc đã đưa ra sáu sandbox cho sáu lĩnh vực. Bắt đầu với lĩnh vực hội tụ công nghiệp năm 2017, từ đó, nó đã được mở rộng sang các lĩnh vực công nghệ thông tin – truyền thông (2019), tài chính đổi mới (2019), khu vực tự do (2019), thành phố thông minh (2020) và khu R&D đặc biệt (2020).

Quảng trường Sandbox Hàn Quốc – Cảm hứng từ bộ phim cùng tên “Sandbox”

Cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát rõ ràng là giải pháp phản ứng linh hoạt trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ và đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan trong đó có tăng cường phúc lợi xã hội; là hình mẫu mới về quản lý theo cái gọi là “hệ sinh thái” (ecosytem); theo đó có nhiều bên liên quan và ở đó các bên tham gia “cuộc chơi” cùng tồn tại có tương tác, cùng học hỏi và cùng có lợi… Các nhà khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo không thể tự do sáng tạo khi nỗi sợ hãi bao trùm ở đích đến của vinh quang.

Hội thảo về kết nối nguồn lực cho khởi nghiệp Giao thông vận tải

Tại Việt Nam, trong điều kiện bối cảnh quốc tế, sự phát triển của thị trường trong nước, các cơ quan chức năng đang tỏ rõ nỗ lực xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm để cho phép các startup được thí điểm/thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ trước khi hoặc cung cấp hạn chế sản phẩm dịch vụ chính thức ra thị trường.

“SandBox phải là khu vực tự do trong khuôn khổ chứ không phải xin phép trong khuôn khổ”

Các nhà làm khởi nghiệp cho rằng, cơ chế Sandbox không phải là một đặc quyền mà là một cơ hội cho các cá nhân, tổ chức dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Do đó Sandbox theo ngành lĩnh vực nên quy định các điều kiện cơ bản đến nâng cao để mặc nhiên được áp dụng cơ chế Sanbox có khai báo, giám sát thay vì hành chính hoá một loạt thủ tục cấp phép, bởi lẽ Sandbox là cơ chế để sản sinh ra những cái mới chưa có tiền lệ, dó đó nhà quản lý cũng không thể đo lường hay mường tượng hết tác động tốt/xấu của nó, chúng ta cần một mô hình Sandbox đặc thù mang tính mở được điều chỉnh kiểm soát về biến số thời gian, quy mô, độ tác động, khả năng quản lý, nhân rộng và hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo trước khi phê duyệt hay không phê duyệt cơ chế mở rộng.

Các nhà làm khởi nghiệp đề xuất lập Sandbox cho ngành Giao thông vận tải

Cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát là đòi hỏi cho sự phát triển của hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đột phá trong thay đổi mô hình tăng trưởng. Với Việt Nam, hấp thụ công nghệ cho sự phát triển của đất nước là chủ trương, định hướng nhất quán của Đảng và nhà nước. Cho ra đời cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát rõ ràng là khó khăn không chỉ đối với Việt Nam, đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều bên tham gia, của nhiều cơ quan bộ ngành và cần nhận thức đột phá, chấp nhận công nghệ mới, chấp nhận đổi mới sáng tạo trên cơ sở liên kết nhiều chiều, nhiều phía, nhất là trên phương diện lập chính sách mới trong thời đại như ngày nay, điều đó cho thấy Cộng đồng KH&CN, Đổi mới sáng tạo, Khởi nghiệp sáng tạo kỳ vọng vào Hội đồng quốc gia về KH&CN và Đổi mới sáng tạo là cơ quan chỉ đạo đột phá cho cơ chế Sandbox Quốc gia./.

Câu Tiễn